Mépu đã dần hình thành những vùng chuyên canh có sản lượng lớn như cây điều, cao su, cà phê, mì… Bên cạnh còn có nguồn lâm sản với các loại tre, nứa, gỗ phong phú, đủ cung cấp nguyên liệu phát triển ngành nghề chế biến nông lâm sản ở nông thôn.
Riêng về tiềm năng khoáng sản, địa bàn Mépu cũng là nơi tập trung nhiều mỏ sét, cát, sỏi, đá xây dựng… Chính vì giàu khoáng sản nên địa phương cũng không tránh khỏi nạn khai thác lậu.
.
< Khói xa xa là người ta đang đốt đồng.
Nhớ hồi năm 2006 tại khu vực Đồi Cờ, Thác 700 đã từng xẩy ra việc một số người dân từ Bảo Lộc đến khai thác trái phép quặng wolfram (kim loại cứng dùng để chế tạo thép hợp kim và sợi tóc bóng đèn điện) khiến một vùng bình yên trở thành đồi trọc tang hoang đầy hố hầm to nhỏ.
< Chạy qua một loạt hai nhà máy sản xuất gạch.
Đoạn từ Võ Xu đến Mépu và ngã 3 lộ 713 rộng thênh thang, một vài khúc đang tráng nhựa.
Nắng nhưng không chói chang, lại lắm cảnh đẹp hai bên đường nhưng bọn này không dừng lại: một phần vì đã khá trưa, phần khác cũng mong nhanh đến đèo và thác Tà Pứa.
< Một trong những rặng núi của rừng Tánh Linh.
< Nhà thờ MéPu, chỉ vừa khánh thành hồi tháng 2 này thôi.
< Chợ Mépu: vắng hoe do lúc này đã hơn 12h trưa. Chẹp, kiểu này phải mang bụng đói chạy tiếp!
Cuối cùng thì cũng đến ngã 3 Mépu: Nếu quẹo phải là vào TL 336 đi Đức Phú, Bắc Ruộng...
Nếu rẽ trái là lộ 713 lên Tà Pứa, Đoàn Kết, Thị trấn ĐạM'ri.
"Quậy" vòng vòng ở ngã 3 một hồi cũng không có gì ăn (thật ra có quán phở nhưng hết rồi, chẹp). Nhớ lúc trước khi đi, xem trên bản đồ thấy pa nào ghi chú có "Siêu Thị An Gia" tại đây! Chính điều này góp phần làm bọn mình bỏ qua chợ Võ Xu, Mépu để đến đây tìm "siêu thị ảo", he he...
Không sao, vẫn trực chỉ Tà Pứa thôi, ảnh bên là đường lên đèo, trên lộ người ta phơi lúa hà rầm...
Được một đoạn thì thấy cái quán này: Bún giò 15k/tô! Mình phẻ, người bán cũng vui vì mong hết hàng sớm - tô bún cũng khá là chất lượng, nhất là trong lúc đói cồn cào.
Ăn xong ra ngồi gốc cây cho mau tiêu. Bạn xem cây này độc đáo không: gốc một đàng, thân một nẻo nhưng vững chải vô cùng.
Nói chuyện chơi với ông chủ quán một hồi thì trời lại lất phất mưa. Ngoài kia bà con nháo nhào gom lúa vào bao vụi như hội.
Dứt hạt, bọn mình từ giã chủ quán rồi lên đường.
Vừa vào đèo là gặp ngay cái dốc 10 độ.
Nền đường còn ướt đẫm do cơn mưa nhỏ vừa rồi. Đèo vắng, thơm ngát mùi vị của rừng xanh.
Đèo Tà Pứa không dài nhưng đầy dẫy những khúc ngoặc gấp, cua tay áo... chạy rất sướng.
< Ngoặc nào...
Cảnh đẹp liên tiếp xuất hiện hai bên khiến bà xã réo dừng lia lịa.
< Cột cây số bên đường cho biết 34km nữa sẽ đến Bảo Lộc.
< Lại ngoặc tiếp nè...
< ... nữa nghen!
Nếu bạn nhìn đèo Tà Pứa trên bản đồ vệ tinh sẽ thấy đường ngoằn ngoèo như con rắn vậy.
Cũng may là trời âm u nhưng không còn mưa, nhờ vậy mới tạm thưởng thức cảnh đẹp tại đây.
< Phê lòi.
< Nhưng khoái tỉ...
< ... khoái tê.
Mấy năm trước: Tà Pứa là vùng đất có loại sầu riêng ngon khá nổi tiếng nhưng sau vài lần mất mùa, một số nhà vườn chuyển qua loại cây trồng khác nhưng tiếng sầu riêng Tà Pứa vẫn còn đó. Chắc do bọn mình đi quá trưa nên không có dịp mua ăn thử.
Ảnh trên là một vòng cung rất "đã" trên đèo nhưng máy mình không thể lấy toàn cảnh nổi - tạm ghép 2 tấm lại cho bà con xem chơi.
< Và bọn mình chuẩn bị cho đích đến kế tiếp: thác Tà Pứa.
Bà con muốn tới thì chú ý nghen: qua cây cầu nhỏ bắc ngang suối này...
Sẽ gặp cái chái con con. Bọn này tới và thấy một chị phụ nữ đang bán gì trong đó (hình như măng luộc?). Hỏi thì chị chỉ vào trong và nói "đâu có gì đẹp đâu mà vô...".
Khà khà, quả là bụt chùa nhà không linh, người ta nhìn thấy hàng ngày nên quen mắt, không thấy cái hồn của thác. Còn mình là khách phương xa khoái khám phá...
Mà thác có đẹp hay không, hồi sau bạn sẽ rõ nghen.
Còn tiếp
Điền Gia Dũng
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét